Có những ý tưởng nuôi dạy con đơn giản, nhưng rất hữu ích và thú vị mà không phải cha mẹ nào cũng nghĩ ra khi cần thiết.Như một sự kiện thường niên vào dịp cuối năm, chương trình tư vấn nuôi dạy trẻ “Sukusuku Kosodate” của kênh truyền hình NHK sẽ mở cuộc thi tìm kiếm những ý tưởng hay trong việc nuôi dạy con để các bậc cha mẹ trên khắp nước Nhật tham gia. Cuộc thi năm nay quy tụ hơn 1300 ý tưởng, nhưng chỉ có 15 ý tưởng đạt giải ứng với 3 chuyên mục: vui chơi, sinh hoạt hàng ngày, ngôn ngữ.

1. Chiếc hộp bốc thăm trò chơi

Để tăng thêm sự bất ngờ và tránh nhàm chán khi cùng chơi những trò quen thuộc với cô con gái 7 tháng tuổi, bà mẹ Yamaguchi Mami đã nghĩ ra ý tưởng bỏ các lá thăm có viết sẵn tên các trò chơi vào một cái túi. Mỗi ngày hai mẹ con sẽ bốc thăm, trúng trò chơi nào thì hai mẹ con cùng nhau chơi trò đó.

2. Đi đến đích thành công

Làm thế nào để con thích thú hơn với cuộc đi dạo hàng ngày? Chị Takagi Yuko, mẹ của một cậu bé 4 tuổi đã thay đổi lộ trình qua các địa điểm cố định trên đường. Cùng là quãng đường từ nhà tới siêu thị, nhưng hôm nay sẽ đi qua công viên trước, hôm sau lại vòng qua thư viện rồi mới đến siêu thị. Cách này sẽ giúp bé có cảm giác mới mẻ mỗi ngày.

3. Bong bóng xà phòng trong bóng tối

Bong bóng xà phòng vốn là trò chơi rất quen thuộc với các bé từ 3 tuổi trở lên. Ông bố Sugawara đã nghĩ ra ý tưởng tắt điện phòng tắm, chỉ chiếu sáng bằng đèn pin rồi cùng con thổi bong bóng xà phòng. Dưới ánh sáng đèn, bong bóng bay lên và in hình trên tường trông kì diệu như trong rạp chiếu bóng. Một trò chơi đơn giản nhưng khơi gợi cho trẻ sự sáng tạo và hứng thú vô hạn.

 4. Xe đẩy kiêm chức năng lau nhà

Vừa giúp con tập đi, đồng thời lại hoàn thành cả việc lau nhà, đó là ý tưởng của ông bố khéo léo Takahashi. Từ những hộp các tông và khung nhựa cứng, anh đã khéo léo làm thành chiếc xe đẩy tập đi, sau đó bọc quanh đế xe một lớp vải để lau nhà. Quả là một mũi tên trúng hai đích: vừa tập đi cho con, vừa giúp mẹ lau nhà.

5. Đọc ehon với nhân vật chính là bé

Làm thế nào để bé chăm chú lắng nghe đọc truyện ehon? Ông Sato đã nghĩ ra một ý tưởng, thay vì đọc nguyên như trong truyện, ông sẽ cắt hình búp bê bằng giấy và dán ảnh cô cháu gái, rồi cho búp bê thay lời nhân vật. Ý tưởng này đã khiến cháu ông yêu thích việc đọc ehon hơn, vì cảm giác như bé đang ở trong câu chuyện đó.

6. Để bé không sợ khi cắt tóc mái

Mỗi lần đưa kéo định cắt tóc mái cho con là bé sợ nên ngọ nguậy không chịu ngồi yên, vì vậy chị Togawa Miho đã cắt file kẹp hồ sơ trong suốt thành một chiếc mặt nạ, buộc dây chun cho bé đeo ngang tầm trán, sao cho phần tóc mái phủ bên ngoài mặt nạ. Khi đó, mẹ có thể cầm kéo cắt tóc rất dễ dàng. Bé cũng sợ bị kéo đâm vào mắt nữa vì đã có mặt nạ trong suốt che chắn rồi.

7. Luyện thói quen đánh răng cho bé hơn 1 tuổi

Nishikawa Tomoko khá vất vả khi muốn luyện thói quen đánh răng cho cô con gái hơn 1 tuổi của mình vì bé bướng bỉnh không chịu nằm yên. Cô bèn nhờ con gái lớn 5 tuổi ngồi bên cạnh hát cho em nghe. Cô chị đã tự sáng tác một bài hát về đánh răng cho cô em “Hana chan, có cái răng xinh. Mở miệng ra, mình cùng chải răng….”. Cô em nghe thấy vậy rất thích thú và nằm yên cho mẹ chải.

8. Đối phó với vết bẩn ở tay áo khi bé ăn bốc

Trong giai đoạn trẻ tập ăn bốc, cánh tay và cổ tay áo của bé rất dễ dính đồ ăn dầu mỡ. Bà ngoại Nakashima Michi đã cắt đôi chiếc tất dài, dùng phần ống luồn vào cánh tay cho cháu, thế là cánh tay áo không còn bị bẩn nữa.

9. Tái sử dụng đồ dùng cho bé ở khu dân cư

Đây là ý tưởng của bà Esumi sống tỉnh Nara. Bà gom góp những vật dụng liên quan đến việc nuôi dạy trẻ như xe đẩy, địu, quần áo, sách truyện, đồ chơi, bàn ăn… từ những người không dùng nữa để cho những người có nhu cầu mượn lại. Việc tái sử dụng hiệu quả này giúp ích không nhỏ cho những người mẹ có con nhỏ ở nơi bà đang sống.

10. Dạy bé xì mũi

Dạy cho trẻ cách xì mũi là việc tưởng đơn giản mà lại không dễ chút nào. Cô giáo mầm non Shirakami Akiko đã nghĩ ra một cách rất độc đáo để dạy các em nhỏ ở trường mình xì mũi. Cô lấy một mẩu khăn giấy, cuốn nhỏ lại đủ nhét vừa lỗ mũi. Sau đó dùng một tay ấn lỗ mũi bên kia, rồi xì một cái sao cho chiếc khăn giấy phi ra ngoài như một chiếc tên lửa. Tất cả các em đều làm theo một cách khoái chí. Xì mũi chỉ đơn giản như các em xì cho tên lửa giấy phi ra từ mũi mình mà thôi.

11. Show trình diễn của anh trai

Khi các bé đến tuổi phải rèn thói quen đi vệ sinh, đi tắm, thay quần áo, cha mẹ thường rất vất vả vì các bé luôn loay hoay không chịu ngồi yên. Đặc biệt khi bé thứ hai ra đời thì bé lớn lại có xu hướng bướng bỉnh và thích làm theo ý mình hơn. Bà mẹ Kusano Eri đã dẫn dụ cậu anh, bằng cách bắt chước giọng của em bé để nịnh anh biểu diễn cho em xem những khi cần anh thay quần áo, dọn đồ chơi, ăn cơm… Khi ấy cậu anh rất ra dáng anh trai, làm rất nhanh để em xem.

12. Lấy âm nhạc làm nhạc hiệu để con nghe lời

Nếu con bạn yêu thích một ca khúc hay đoạn nhạc nào thì hãy khéo léo tận dụng nó để làm nhạc hiệu giúp bé nghe lời như bà mẹ Tateishi Keiko làm với cô con gái 3-4 tuổi của mình. Khi muốn bé dọn dẹp đồ chơi hay mặc quần áo sau khi tắm… mẹ cô bé chỉ cần bật đoạn nhạc bé rất thích lên là bé lập tức có hứng thú làm việc ngay, và làm mọi thứ rất nhanh nhẹn, gọn gàng.

13. Rèn luyện tư duy cho bé từ nhỏ

Người Nhật họ rất chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức lẫn tư duy cho trẻ ngay từ nhỏ. Mục đích là cho bé tự xử lý các tình huống từ đơn giản đến phức tạp, tạo dần thói quen phải xạ của não bộ. Ông bố Hatake jusu đã nghĩ ra cách rèn luyện cho con là hằng ngày cho bé làm quen với các con số và phép tính nhẩm từ đơn giản và nâng cấp dần độ khó.

Theo các nghiên cứu khoa học, bộ não của con người chứa đến hơn 100 tỉ nơ-ron thần kinh và chia thành 10 vùng thùy não. Mỗi vùng thùy não có chức năng riêng biệt.

  • Các nhà khoa học nổi tiếng như: Nhà vật lý Albert Einstein, đại thi hào Goethe, đại danh họa Leonardo da Vinci, nhà soạn nhạc danh tiếng Beethoven… đều là những thiên tài vĩ đại nhất qua mọi thời đại trong các lĩnh vực của mình. Nhưng không phải vì họ sở hữu bộ não siêu phàm khác người, mà vì họ nắm bắt được cách thức “cởi trói” cho tiềm năng bộ não.
  • Sự thông minh của mỗi người không nằm ở hệ thần kinh não bộ mà chính là ở cách mà các nơ-ron của chúng ta được kích hoạt sử dụng
  • Như vậy, càng có nhiều liên kết nơ-ron trong một khu vực nào đó, chúng ta càng trở nên thông minh hơn, nhạy cảm hơn trong lĩnh vực ấy
  • Tuy nhiên các nơ-ron thần kinh sẽ chết rất nhanh nếu không được kích thích sử dụng và rèn luyện, nó cũng giống như cơ bắp của chúng ta sẽ teo đi, nếu không được vận động thường xuyên.
  • Để kích hoạt sự kết nối các nơ-ron thần kinh của trẻ, cần có phương pháp. Như vậy điều quan trọng nhất ở đây chính là cha mẹ và nhà trường sẽ nuôi dạy trẻ thế nào, để phát triển được trí tuệ và năng lực tiềm ẩn của chúng.

TÌM HIỂU THÊM VỀ IMA VIỆT NAM:
▶️ Tham khảo chương trình: https://imavietnam.com/hoi-dap/
▶️ Truyền hình nói về IMA: https://bitly.com.vn/3YQhf
▶️ Chuyên gia nói gì về IMA: https://bitly.com.vn/EybU3
▶️ Phụ huynh và học sinh nói về IMA: https://bitly.com.vn/5WspL

14. Gọi bé quay lại bằng sợi dây vô hình

Nếu bạn có một cậu con trai 3 tuổi mỗi khi ra ngoài với mẹ lại thích la cà không chịu đi về ngay, hoặc thích đi theo ý mình thì ý tưởng của bà mẹ Omatsu Maki quả là hay. Cô tạo ra một sợi dây vô hình, hễ cậu con trai không chịu đi đúng hướng là mẹ sẽ giả vờ như đang kéo dây để cậu quay lại. Trò chơi của mẹ khiến cậu bé rất hứng thú và hưởng ứng nhiệt tình bằng cách giả vờ như đang bị kéo và chạy lại chỗ mẹ lúc nào không hay.

15. Khi bé không chịu ăn

Làm thế nào khi bé không chịu ăn cơm? Thay vì quát mắng, chị Sakurai Mayu, mẹ của cô con gái 3 tuổi đã đã giả vờ như đang gọi điện thoại cho bà ngoại, có khi là cho nhân vật nào đó bé rất thích để nói “alo alo, XYZ đấy à, A không ăn cơm. XYZ có gì muốn nói với A không…”, cô con gái thích thú và lại ngồi ăn ngon lành.