Tăng khả năng tập trung khi học
Khả năng tập trung rất cần thiết và quan trọng trong học tập dù là ở người lớn hay trẻ nhỏ. Với 3 bước tăng khả năng tập trung khi học dưới đây, cha mẹ có thể hướng dẫn để con mình học tập hiệu quả hơn.
1. Khả năng tập trung được biểu hiện như thế nào?
Rèn luyện sự tập trung cho trẻ ngay từ nhỏ
Tập trung là khả năng chú ý vào một công việc nào đó mà không xao nhãng. Khi học tập, vui chơi hay làm bất cứ công việc gì mà trẻ cũng đều tập trung cao độ, chỉ chuyên tâm vào việc đó, không quay ngang quay ngửa hay bỏ giữa chừng thì chứng tỏ rằng bé rất chú tâm vào những gì đang làm.
Những người có thể duy trì và kiểm soát sự tập trung trong thời gian dài đều có sự thể hiện tốt hơn trong tất cả các công việc so với những người không có khả năng đó. Một người không có sự tập trung chỉ có thể lướt qua phần bề mặt của kiến thức mà không thể đào sâu hơn và khám phá những kho báu kiến thức. Một người có khả năng tập trung cao độ, vững vàng có thể có cả hai điều trên. Họ vừa có thể hiểu được những phần cơ bản của kiến thức vừa có thể kiên trì đào sâu, tư duy về nhiều mảng kiến thức hơn. Để có thể vươn tới những kiến thức, trí tuệ mang tầm cỡ cao, các em nên rèn luyện khả năng tập trung để học hỏi và hiểu về thế giới kiến thức rộng lớn.
2. 3 bước tăng khả năng tập trung khi học
Khả năng tập trung trong học tập giữ một vị thế cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy, bản thân các em học sinh cần có những bước chuẩn bị ngay từ nhỏ để rèn luyện cho mình khả năng tập trung cao độ. Tham khảo 3 bước giúp tập trung khi học sau:
2.1. Chuẩn bị trước khi học
Các em không nên nghĩ rằng chỉ cần chuẩn bị đầy đủ trong khi học là có thể có được sự tập trung cao độ. Vì thực tế, nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi học thì khi vào học các em có thể bị thiếu hoặc quên rằng mình cần phải có những thứ gì để phục vụ việc học.
2.1.1. Tìm không gian học tập thích hợp
Không gian học tập sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả học tập, mà để có hiệu quả học tập tốt thì các em cần có sự tập trung. Vì vậy, các em nên tìm cho mình một không gian học tập yên tĩnh, thông thoáng và thoải mái nhất.
Đối với trẻ bắt đầu luyện tập khả năng tập trung, các em sẽ cần không gian học tập yên tĩnh để rèn luyện sự tập trung. Tuy nhiên, thời gian sau, khi trẻ có thể đạt đến độ tập trung cao độ, trẻ sẽ có thể học bài trong môi trường ồn ào hơn vẫn được. Việc luyện tập khả năng tập trung trong môi trường có nhiều yếu tố gây xao nhãng cũng là một bước quan trọng để trẻ có thể tập trung trong cuộc sống thực tế hàng ngày.
Để rèn luyện đến mức độ tối đa của sự tập trung, trẻ có thể học theo phương pháp của IMA. Chương trình Số học trí tuệ thông minh IMA có nguồn gốc từ Malaysia, sử dụng bàn tính gảy để thực hiện các phép tính cùng các bài luyện tập số học khác giúp các em rèn luyện khả năng tập trung cao độ.
Phương pháp học ở IMA sẽ giúp các em sẽ được có bộ não khỏe mạnh, bền bỉ, tư duy xử lý nhanh trong học tập. Đặc biệt, IMA sẽ giúp các em rèn luyện và cải thiện khả năng tập trung trong không gian học tập thân thiện, yên tĩnh, thoải mái. Dần dần các em sẽ tôi luyện được khả năng tập trung cao độ thích ứng với những môi trường ồn ào, áp lực hơn.
2.1.2. Chuẩn bị đồ dùng, sách vở đầy đủ
Đồ dùng học tập luôn là những thứ cần thiết phải có trong túi, cặp sách của các em mỗi khi đi học. Nếu như quên một trong số những đồ dùng học tập như: bút, vở, sách, thước…thì các em sẽ không thể ghi chép và học bài một cách đầy đủ. Đặc biệt, các em sẽ dễ xao nhãng trong học tập vì thiếu đồ dùng học tập. Do vậy, trước khi đi học các em nên sắp xếp và kiểm tra xem mình đã chuẩn bị đồ dùng, sách vở đầy đủ hay chưa.
2.1.3. Tắt hết các thiết bị điện tử không cần thiết
Một trong số những nguyên nhân khiến các em mất tập trung khi học tập đều xuất phát từ những yếu tố khách quan xung quanh như: tiếng ồn ào nói chuyện, xe cộ, đặc biệt là các thiết bị điện tử: điện thoại, ipad, laptop, máy chơi điện tử… Vì vậy, hãy đảm bảo không gian học tập của mình đủ độ yên tĩnh bằng việc tắt hết các thiết bị điện tử không cần thiết trong khi học. Các em nên đảm bảo khi nào hoàn thành xong công việc thì mới dùng các thiết bị điện thoại, ipad…để chơi, để thư giãn.
2.1.4. Viết ra mục tiêu học tập
Bất cứ việc gì khi đã có kế hoạch và mục tiêu, các em sẽ biết chính xác được mình cần phải làm gì. Đặt mục tiêu ngay từ đầu các em sẽ vạch ra cho mình được kế hoạch học tập cũng như những điều mình phải đạt được. Nhờ có mục tiêu các em sẽ có động lực và tập trung học tập hơn những bạn không đề ra được mục tiêu.
2.1.5. Lên kế hoạch thời gian biểu và giám sát
Bên cạnh việc viết ra mục tiêu học tập của bản thân, các em cũng nên lên kế hoạch thời gian biểu cụ thể, nghiêm túc thực hiện và giám sát kỹ càng. Khi có thời gian biểu rõ ràng và danh sách các việc cần làm, các em sẽ tránh được tình trạng đang học thì sực nhớ ra mình cần phải làm một việc khác, bị phân tán tư tưởng, không chú tâm đến bài học và bỏ qua nhiều kiến thức.
Cha mẹ nên hướng dẫn các con thực hiện việc này để giúp các em chủ động và tập trung hơn trong học tập và không còn lo lắng vì không biết mình có bỏ sót điều gì hay không.
2.2. Tăng khả năng tập trung khi học
Trong khi học các em cũng cần có những bước rèn luyện khả năng tập trung cụ thể và phù hợp.
2.2.1.Tăng sức tập trung 1 cách từ từ
Không chỉ có những bước chuẩn bị trước khi học, trong khi học các em cũng nên chuẩn bị cho mình những phương pháp học hiệu quả để tăng sự tập trung. Thực tế, nếu các em làm bất cứ việc gì một cách vội vàng cũng sẽ không đem lại hiệu quả cao, thậm chí thất bại. Sự tập trung cũng vậy. Các em muốn có khả năng tập trung cao độ thì cần phải rèn luyện một cách từ từ, bài bản, khoa học.
2.2.2. Tìm bạn học cùng
Nếu học tập hay làm việc một mình quá khó thì các em nên nghĩ đến sự đồng hành của người thứ hai, những người bạn đồng trang lứa của các em. Học bài cùng với bạn có thể giúp cho việc học bớt đơn điệu, thêm được những ý tưởng hay, cùng nhau giải quyết những vấn đề khó hiểu. Khi học cùng nhau các em có thể trao đổi với nhau và đưa ra ý kiến dựa trên nhiều góc độ khác nhau, từ đó tìm ra được hướng đi phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn cùng học có thể giúp các em có động lực duy trì việc học và tập trung vào nhiệm vụ cần thực hiện.
Tuy nhiên, việc tìm cho mình một bạn học cùng có thể gây xao nhãng khi quá mải mê nói chuyện. Vậy nên, khi tìm bạn học các em nên cố gắng chọn người có ý thức và có khả năng tập trung, thậm chí năng động hơn chính bản thân mình. Điều này sẽ giúp các em học được những điểm tốt của họ và tự bản thân phải cố gắng để theo kịp.
2.2.3. Tìm phương pháp học tập hiệu quả
Các em muốn tăng khả năng tập trung trong thời gian ngắn thì hãy tìm cho một phương pháp học tập phù hợp. Các em có thể tham khảo một trong số những phương pháp trên mạng, từ thầy cô, bạn bè., làm các bài tập rèn luyện khả năng tập trung hoặc tìm đến những trung tâm có những phương pháp học rèn luyện tập trung cao độ. Việc có được phương pháp học tập phù hợp sẽ giúp các em rút ngắn được thời gian cũng như đạt hiệu quả trong học tập nhanh chóng hơn.
2.2.4. Học chủ động
Nhỏ tuổi các em thường hay dựa dẫm vào thầy cô hoặc cha mẹ. Thế nhưng, các em lại không biết rằng phụ thuộc vào người khác sẽ khiến các em thụ động, ỷ lại vào người khác. Thông thường thì thầy cô hoặc cha mẹ yêu cầu học các em mới học, yêu cầu làm bài các em mới làm bài. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến sự tập trung trong học tập của các em. Chính vì thế, để nâng cao được khả năng tập trung các em nên chủ động hơn trong việc tìm tòi kiến thức, tự học bài, làm bài mà không cần đến sự nhắc nhở của người khác.
2.2.5. Đọc nội dung dài một cách chậm rãi
Một trong những phương pháp tăng khả năng tập trung khi học hiệu quả đó chính là đọc nội dung dài một cách chậm rãi. Đọc chậm là một kỹ năng giúp các em tiết kiệm được thời gian đọc vì khi đọc quá nhanh, không hiểu vấn đề các em sẽ phải đọc lại. Bên cạnh đó, với những nội dung bài học quá dài các em cần đọc chậm để tập trung phân tích, đào sâu vấn đề và tìm hướng giải quyết phù hợp.
2.3. Rèn luyện khả năng tập trung
Một số phương pháp thực tế có thể áp dụng hàng ngày để rèn luyện khả năng tập trung.
2.3.1. Rèn luyện não bộ mỗi ngày
Khả năng tập trung đóng một phần quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh cần tìm hiểu nhiều phương pháp và cho bé rèn luyện hàng ngày. IMA chính là điểm đến lý tưởng cho những em nhỏ muốn nâng cao khả năng tập trung của mình.
Tại IMA, trẻ sẽ luyện tập tính toán cùng với bàn tính gảy. Công cụ bàn tính gảy dù nhìn khá thô sơ và đơn giản, nhưng lại có tác dụng kích thích các đầu dây thần kinh tại ngón tay rất tốt, kết hợp với việc tư duy số học cùng lúc, sẽ mang tới hiệu quả kích thích não bộ phát triển đồng đều cả 2 bán cầu và khả năng tư duy lẫn cảm nhận tri giác.
Thêm vào đó, IMA cũng rất chú trọng vào việc xây dựng nền tảng tư duy logic bền vững, giúp não bộ khỏe mạnh lâu dài. Do đó các bé học tại IMA đều sẽ cần phải tập luyện cùng bàn tính gảy 30 phút mỗi ngày. Nhờ vậy, não bộ các bé được tập luyện thường xuyên, quen với việc tư duy toán học và trở nên bền bỉ hơn. Điều này giúp tăng độ bền của não bộ, giúp bé tập trung học được lâu hơn mà không bị mệt mỏi.
2.3.2. Ngủ đủ giấc
Không chỉ có tác động tích cực đến sự phát triển của các loại hóc môn cũng như khả năng tổng hợp thông tin của não bộ, ngủ đủ giấc còn giúp các em đủ năng lượng, tỉnh táo cho ngày hôm sau. Theo đó, các em sẽ nâng cao khả năng tập trung và tránh khỏi những cơn buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi. Thông thường, các em nên ngủ đủ từ 7 đến 9 tiếng vào ban đêm. Thêm vào đó, buổi trưa các em nên cố gắng ngủ khoảng 30 phút để cho cơ thể thoải mái, tỉnh táo. Các em hãy cố gắng hoàn thành công việc học tập theo kế hoạch đã vạch ra từ trước để có được giấc ngủ sâu và ngon hàng ngày.
2.3.3. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn duy trì sự tập trung
Tập thể dục không chỉ giúp cho các em nâng cao sức khỏe mà còn là một phương pháp hiệu quả nhất để duy trì khả năng tập trung trong một nhiệm vụ cụ thể. Thay vì ngồi ì học bài trong một thời gian dài, các em nên đứng dậy và vươn vai tập một số bài tập ngắn. Mỗi bài tập các em nên thực hiện sau mỗi tiếng đồng hồ ngồi học vì ngồi học lâu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, xao nhãng. Các em có thể tập vài động tác chống đẩy, hoặc bất cứ hoạt động thể chất nào giúp bơm máu trong cơ thể. Thực tế, các em nên thực hành các bài tập này hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh, tỉnh táo. Vì các bài tập thể dục ngắn sẽ giúp cho việc học của các em hiệu quả hơn và tập trung hơn.
2.3.4. Chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh một chế độ ngủ đủ, tập thể dục bài bản, các em nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để rèn luyện khả năng tập trung. Một số những loại thực ăn tăng khả năng tập trung mà cha mẹ có thể tham khảo như: caffeine, cá, các loại hạt, bơ và các loại ngũ cốc, hoa quả, uống đủ nước…Việc bổ sung đúng và đủ các loại thực phẩm cũng như các chất dinh dưỡng sẽ giúp các em cải thiện khả năng tập trung, hoàn thành bài vở một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bình Luận