CƠ SỞ KHOA HỌC
Tiến sỹ Roger W. Sperry và các nhà khoa học của Học viện Vật lý Công nghệ California (Mỹ) đã khám phá ra bí mật của hai bán cầu não và hoạt động của não năm 1943.
Khám phá bí mật bán cầu não được coi là thành tựu sinh và y học quan trọng hàng đầu của thế kỷ 20. Nó giúp cho con người có thể hiểu và nhận biết được cơ chế cũng như hoạt động của não bộ một cách đúng đắn và có khoa học hơn. Đồng thời bác bỏ nhiều quan niệm sai lầm về não bộ trước đó…Với sự nỗ lực, xuất sắc trong công trình nghiên cứu của mình, Sperry đã vinh dự được trao giải Nobel cho lĩnh vực sinh lý và y học năm 1981.
Não bộ có vai trò và hoạt động thế nào?
Bằng hàng loạt các thực nghiệm, Sperry đã nhận thấy bán cầu não trái có sở trường về ngôn ngữ và tính toán; bán cầu não phải tuy không thông giỏi về nói, viết nhưng có sự lý giải, hiểu biết nhất định, đặc biệt về mặt phân biệt không gian, cảm nhận âm nhạc, nghệ thuật, tình cảm lại có ưu thế hơn bán cầu não trái. Bán cầu não trái có thói quen phân tích từng bước, còn bán cầu não phải lại có khuynh hướng phân tích trực quan, chỉnh thể vấn đề. Nhiều chức năng ưu thế, ở mức độ cao cấp đều tập trung ở bán cầu não phải chứ không phải bán cầu não trái, luận điểm này của ông đã bác bỏ quan niệm truyền thống đã ngự trị trong suốt hơn 100 năm, cho rằng, “bán cầu não phải là yếu, kém; ưu thế thuộc về bán cầu não trái”.
Ngay từ khi mới ra đời, em bé cũng đã có sẵn thiên hướng về não trái hay não phải (có bé thuận tay phải, có bé thuận tay trái, có bé có năng khiếu âm nhạc, có bé có năng khiếu về ngoại ngữ, vv). Nhưng phương pháp giáo dục của bố mẹ và nhà trường tạo nên sự chênh lệch cho sự phát triển của hai bán cầu não. Não trái phát triển khi trẻ tiếp xúc nhiều với các chương trình giáo dục mang tính thuộc lòng, kiểm tra theo dạng có sẵn. Cách giáo dục này khuyến khích và kích thích bán cầu não trái phát triển. Từ đó, sự sáng tạo của bán cầu não phải ngày một mai một dần. Ngược lại, khi con bạn tiếp xúc sớm với các môn nghệ thuật, bé sẽ tự do sáng tạo theo cảm xúc của mình và do vậy bán cầu não phải được phát triển.
Hai tay có liên quan thế nào với não bộ?
Bán cầu não phải chi phối nửa bên trái của cơ thể, bán cầu não trái tri phối nữa bên phải của cơ thể. Bán cầu não trái điều khiển tay phải, bán cầu não phải điều khiển tay trái. Nếu ta vận động tay (nhất là ngón tay), ta có thể kích thích tế bào não ở khu vực nhất định, làm cho não phát triển. Điều đó có nghĩa là: nếu người dùng tay phải, não trái sẽ phát triển hơn và ngược lại; nếu người dùng tay trái, não phải phát triển hơn.
Quá trình từ thị giác tới phản ứng ở người thuận tay phải và trái có khác nhau. Ở người thuận tay phải, đường nối thần kinh có dạng: “bán cầu não phải – bán cầu não trái – tay phải”. Ở người thuận tay trái: “bán cầu não phải – tay trái”. Như vậy, rõ ràng thông tin từ thị giác đến động tác ở người thuận tay trái bớt được một khâu và như vậy họ phản ứng nhanh hơn.
Chương trình bàn tính sử dụng cả hai tay để tính toán, do vậy, cả hai bán cầu não phải và trái sẽ đồng thời phát triển và khả năng tư duy, tính toán của trẻ sẽ nhanh gấp bốn (04) lần cách phương pháp giáo dục truyền thống.
Bàn tính có vai trò như thế nào với phát triển não bộ?
Chương trình bàn tính gẩy là một công cụ để phát triển trí não của trẻ. Bàn tính chính là một bức tranh vô cùng sống động, các con số, phép tính đều nằm trên các hạt bàn tính. Sự di chuyển của các hạt bàn tính để thực hiện các phép tính sẽ đem đến cho trẻ những nhận biết về hình ảnh, mầu sắc và không gian. Và cũng thông qua bàn tính, não phải của trẻ sẽ được phát triển một cách tối ưu.
Cách thức não bộ nhận thông tin từ bàn tính.
Ví dụ: Khi nghe thấy hai từ: “ngôi nhà” thì não trái chỉ ghi nhớ thông tin là hai từ “ngôi nhà”, nhưng não phải với thông tin đó lại hình dung ra hình ảnh của ngôi nhà với đầy đủ thông tin như kích cỡ to hay nhỏ, cao hay thấp, màu sắc xanh hay vàng,…. Tương tự như vậy, chương trình bàn tính sẽ rèn luyện và đào tạo trẻ sử dụng não phải của mình để hình dung và tưởng tượng các phép tính toán học; hay nói cách khác, đó là phương pháp học số học bằng hình ảnh.
Ví dụ: Khi nghe thấy số 75 lập tức thông tin đó sẽ được truyền lên não trái và não trái lại truyền thông tin sang não phải. Tại đây, não phải sẽ hình dung và tưởng tượng ra sự di chuyển của các hạt bàn tính ở vị trí số 75 như hình vẽ. Như vậy, não trái chỉ ghi nhớ thông tin là con số 75, còn não phải lại hình dung và tưởng tượng ra một cách rõ nét về số 75 trên bàn tính.
Tại sao phải phát triển não phải ?
Như đã phân tích ở trên, mỗi bán cầu não có vai trò khác nhau. Và hiện nay, với phương pháp giáo dục của cả cha mẹ và nhà trường não trái được phát triển mạnh mẽ hơn não phải. Do vậy, chương trình Bàn tính phát triển trí tuệ nhằm mang đến sự phát triển hài hoà giữa hai bán cầu não, đặc biệt là sự phát triển của não phải.
Các khả năng được nâng cao khi phát triển bán cầu não phải:
1. Khả năng suy đoán
2. Khả năng biểu hiện sáng tạo
3. Khả năng tư duy cá tính
4. Khả năng thấm nhuần
5. Khả năng hoán vị suy xét
6. Khả năng tập trung chú ý
7. Tính lưu loát
8. Khả năng ghi nhớ thị giác
9. Khả năng nhận biết hình vẽ
10. Khả năng nhận biết hình thái
11. Khả năng nhận biết đối xứng
12. Khả năng phán đoán vị trí
13. Khả năng cảm nhận không gian
14. Khả năng phân tích quy luật
15. Khả năng diễn dịch
16. Khả năng nhận biết bộ phận và chỉnh thể
17. Khả năng thay đổi tư duy
18. Khả năng quan sát
19. Khả năng phân biệt
20. Khả năng tổ chức
21. Khả năng nhịp nhàng cân đối
Với những đặc tính ưu việt như trên, Chương trình Braintalent sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị trong quá trình học của trẻ; giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng não bộ của mình không thông qua toán học để đến với tất cả các môn học khác cũng như sự tự tin trong cuộc sống.
Là một tổ chức hàng đầu cung cấp các dịch vụ đào tạo, kiến thức và tư vấn chuyên nghiệp trên toàn thế giới vềbàn tính số học trí tuệ cho trẻ em và phát triển nhượng quyền thương mại cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh.
Chương trình Số học trí tuệ thông minh (IMA) cho phép một đứa trẻ phát triển cả hai bán cầu não trái và não phải bằng cách sử dụng cả hai bàn tay thông qua chương trình Bàn tính-số học trí tuệ . “Bằng cách sử dụng tay trái và tay phải để tính toán cùng một lúc, nó sẽ tạo ra hiệu ứng kích thích cho những người thường sử dụng não phải của họ. Đối với những đứa trẻ đang đi học, phương pháp này sẽ trẻ phát triển khả năng tính toán, phản ứng, tập trung và trí nhớ, cân bằng hai bán cầu não trái và phải, giúp phát huy tối đa năng lực não bộ.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng áp dụng phương pháp giảng dạy mới nhất được dạy bằng cách sử dụng “bàn tính thế hệ mới” và ứng dụng “Không công thức”, “Kỹ năng ẩn giấu”, “Luyện tập kết hợp trong phạm vi 10” và “Thẻ số”, tốc độ học tập nhanh gấp 6 lần so với truyền thống. Với những phương pháp sáng tạo này, trẻ em sẽ đạt được hiệu quả học tập cao nhất mà không phải ghi nhớ bất kỳ công thức nào.
Với kỹ thuật thao tác bàn tính bằng cả hai tay sẽ giúp phát triển não trái và phải, các bài kiểm tra đánh giá, các kỳ thi, học viên sẽ xây dựng sự tự tin và tính tập trung; từ bắt chước đến nhanh nhẹn và chủ động; từ chán học đến thích học; từ thiếu tập trung đến tập trung; từnhút nhát đến trung thực và tự tin.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng giảng dạy, người hướng dẫn chương trình mà chúng tôi tuyển dụng phải vượt qua quá trình kiểm tra đánh giá và trải qua khóa đào tạo chuyên môn cho từng cấp độ, và được cấp chứng chỉ hoàn thành đào tạo.
Bình Luận