LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON TẬP TRUNG?
Tập trung trong học tập là một kỹ năng cơ bản mà trẻ cần rèn luyện ngay từ nhỏ và là điều mà bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn ở con. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng nắm được các phương pháp, bí quyết giúp trẻ tập trung hơn. “Vì sao con không tập trung?” hay “Làm thế nào để con tập trung?” luôn là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu mỗi khi nhắc đến. Trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 3 – 10 tuổi thường có rất nhiều tò mò và hiếu kỳ về mọi thứ xung quanh. Các bé rất dễ dàng bị xao nhãng đôi khi chỉ vì những thứ rất nhỏ nhặt và đơn giản, có thể là một cái lá rơi bên ngoài cửa, một mẩu giấy vụn, thậm chí một vết nứt trên mặt bàn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất tập trung ở trẻ: do đặc điểm lứa tuổi, do đặc điểm tính cách, ảnh hưởng của cách giáo dục, thậm chí là do khiếm khuyết của não bộ,…Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân của sự kém tập trung ở con để có những phương pháp phù hợp và mang lại hiệu quả với con. Hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây và ứng dụng nhé.
1. Tạo hứng thú cho trẻ khi bắt đầu hoạt động
Mọi người thường chỉ tập trung và làm tốt được công việc khi thực sự hứng thú với công việc đó. Con trẻ cũng vậy. Trẻ thường sẽ hoàn thành rất nhanh công việc nếu nó nằm trong mối quan tâm của trẻ hơn là những việc không gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: trẻ thích vẽ nguệch ngoạc thay vì ngồi tô màu cẩn thận cho một bức tranh, trẻ thích học hình
học thay vì tìm hiểu những con số, thậm chí, trẻ sẽ bỏ dỡ giữa chừng các hoạt động…
Những sự khác biệt này đều nằm ở việc trẻ được hoặc không được khơi gợi sự hứng thú đúng cách khi bắt đầu tham gia hoạt động. Nếu cha mẹ tạo hứng thú cho con khi con chuẩn bị tô màu bức tranh bằng cách nói rằng: “Không biết khi con tô màu cho bức tranh này xong, trông chúng sẽ như thế nào nhỉ?” hoặc “Mẹ chẳng tưởng tượng ra bức tranh sẽ như thế nào khi Bin của mẹ phải bỏ rất nhiều công sức để hoàn thành nó?” thì có thể sẽ không có tình trạng những bạn nhỏ tô vội vàng một bức tranh.
2. Tăng dần mức tập trung của trẻ
Rèn luyện khả năng tập trung không phải là việc có thể thực hiện trong vài ngày hay vài tuần mà cần có sự kiên trì của cả cha mẹ và con. Với các con trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học, thời gian tập trung trung bình có thể kéo dài tầm 15 – 20 phút. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có mức độ tập trung giống nhau. Để rèn luyện cho con khả năng tập trung, phụ huynh nên đặt ra “lộ trình rèn luyện khả năng tập trung” cho con với mức độ tăng dần về thời gian:
có thể là 5 phút – 10 phút -15 phút -20 phút,…
Cha mẹ có thể cho trẻ chơi một số trò chơi cần đến khả năng tập trung như: ghép hình, xếp lego, tô màu tranh… Những trò chơi này cũng nên chú ý về mặt thời gian hoàn thành. Khi mục tiêu của trẻ là tập trung 5 phút, trò chơi ấy phải đảm bảo trẻ có khả năng hoàn thành trong vòng 5 phút hoặc nhiều hơn, ít hơn không quá một phút. Cha mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn trong quá trình rèn luyện sự tập trung cho con nhé.
3. Cùng con lập thời gian biểu
Sau một khoảng thời gian tập trung (5-10 phút hoặc hơn thế), trẻ cần có sự nghỉ ngơi để lấy lại sự thoái mái, cân bằng và tập trung trở lại. Do vậy, một bí quyết khác giúp trẻ tập trung hơn đó là cha mẹ nên cùng trẻ lập một thời gian biểu các hoạt động tại nhà. Điều này không chỉ giúp trẻ có được sự chuẩn bị tốt cho các hoạt động mà còn giúp trẻ có được thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày.
Trong thời gian biểu, nên ghi rõ thời gian nghỉ ngơi sau khi học tập hoặc thời gian nghỉ giữa giờ khi trẻ học tập. Trẻ sẽ cảm thấy hứng thú, tập trung hơn khi có cảm giác mình được làm chủ những hoạt động của mình, không bị thúc ép từ người khác.
4. Tạo không gian học tập yên tĩnh
Cha mẹ đã bao giờ nghĩ rằng một căn phòng có đầy đủ ánh sáng, một bàn học đúng cự ly, một giá sách trang trí đẹp mắt; trong phòng có sẵn nước lọc, không khi trong phòng tạo cảm giác thoải mái …sẽ là điều kiện tốt để con tăng
hứng thú và khả năng học tập chưa? Nếu chưa, cha mẹ hãy làm thử xem nhé.
Trên thực tế, sự kích thích của thị giác có ảnh hưởng khá lớn tới cảm xúc cũng như năng suất làm việc của một cá nhân. Với trẻ, điều này luôn luôn đúng. Khi trẻ bước vào một căn phòng, mọi thứ đều sẵn sàng cho việc học tập, trẻ sẽ cảm thấy mình được chào đón và việc học tập trở nên nhẹ nhàng hơn.
5. Trò chơi “chạy đua với thời gian”
Đây là một trong những bước quan trọng giúp trẻ hình thành nên khả năng tập trung. Cũng giống như việc nâng cao khả năng tập trung ở bên trên, trò chơi sẽ khiến con trẻ thực sự cảm thấy mình được tham gia vào một trò chơi “tốc độ” mà ở đó đòi hỏi trẻ phải thật nhanh để giành chiến thắng.
Ví dụ: Mẹ đặt đồng hồ báo thức ở đây nhé. Bạn đồng hồ sẽ chạy đến số 10 (mất khoảng 10 phút chẳng hạn) còn Bin sẽ vẽ xong bức tranh. Ai hoàn thành trước, người ấy sẽ trở thành dũng sĩ tốc độ hoặc nữ hoàng thời gian.
Tuy nhiên, trò chơi này có một hạn chế bố mẹ cần lưu ý đó là: Do trẻ tham gia vào trò chơi với tâm lý “hiếu thắng” nên trẻ cũng rất nhanh chán, cha mẹ cần lưu ý để thay đổi nội dung và cách tiến hành chơi để tạo sự mới lạ. Cha mẹ nên coi đây chỉ là một bước nhỏ để dần đưa trẻ đến với thói quen tập trung hoàn thành công việc.
6. Rèn luyện khả năng tập trung bằng phương pháp IMA
IMA là tổ chức đi đầu trong việc rèn luyện tư duy cho trẻ, mang tới cho tất cả các em một não bộ khỏe mạnh và phát triển toàn diện và đã mở rộng hệ thống tới 30 quốc gia trên thế giới.
Là đại lý độc quyền của IMA, IMA Việt Nam cũng sở hữu chương trình Số học trí tuệ thông minh dành cho trẻ từ 4 đến 14 tuổi học thông qua công cụ bàn tính gảy hay còn gọi là bàn tính thông minh. Chương trình học được chia thành hai khóa học tương ứng với hai giai đoạn tuổi khác nhau là 4 đến 6 tuổi và 7 đến 14 tuổi.
Thay vì cách học thô cứng như truyền thống, tại IMA, các em sẽ được luyện tập nhiều bài tập và hoạt động thú vị cùng các con số và phép tính. Các em cũng luôn luyện tập cùng bàn tính gảy để kích thích não bộ phát triển cân bằng cả 2 bán cầu, đồng thời rèn luyện hàng ngày nhằm nâng cao sức bền tư duy. Từ đó mà giúp bé phát triển tư duy não bộ toàn diện, chịu áp lực tốt và phát triển đồng thời 5 kỹ năng cần thiết cho học tập, công việc và cuộc sống.
Như vậy có thể nói rằng, IMA là chương trình đào tạo giúp các bé phát triển não bộ một cách toàn diện và khai thác tối đa những tiềm năng của bộ não.
———Chúc cha mẹ thành công!—————
TÌM HIỂU THÊM VỀ IMA VIỆT NAM:
▶️ Tham khảo chương trình: https://imavietnam.com/hoi-dap/
▶️ Truyền hình nói về IMA: https://bitly.com.vn/3YQhf
▶️ Chuyên gia nói gì về IMA: https://bitly.com.vn/EybU3
▶️ Phụ huynh và học sinh nói về IMA: https://bitly.com.vn/5WspL
Bình Luận