Phương pháp rèn luyện tư duy logic

Phương pháp rèn luyện tư duy logic

Ngày nay, rất nhiều cha mẹ quan tâm tới các phương pháp rèn luyện tư duy logic cho trẻ. Bên cạnh việc đưa các con tới những trung tâm đào tạo uy tín, nhiều bậc phụ huynh chọn cách học cùng con hoặc cho trẻ tự học. Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn còn một số điểm yếu nhất định. Trong quá trình học tập, có thể các con sẽ có những lỗi nhỏ, nếu như cha mẹ không kịp phát hiện, chúng sẽ là nguyên nhân hàng đầu cản trợ khả năng phát triển ở trẻ.

  1. Cố chấp

Trẻ cố chấp, không chịu nghe lời

Cố chấp thường chỉ những hành động, con người quá cố gắng theo đuổi một vấn đề đã không còn giữ đúng ý nghĩa như ban đầu. Thông thường, người cố chấp sẽ không thay đổi tư duy, nhận định và lối làm việc của mình dù có nhận được nhiều góp ý từ người khác.

Cố chấp cũng khác với bảo thủ. Người cố chấp, họ nhận thức được sự cần thiết của sự thay đổi, tuy nhiên lại luôn rơi vào tình trạng dập khuôn cách cũ. Còn người bảo thủ thì không hoặc không muốn nhận thức được sự sai lầm của bản thân.

Tác hại của sự cố chấp

Chúng ta không cần phải nói nhiều về tác hại của cố chấp trong sự nghiệp cũng như cuộc sống hàng ngày, bởi lẽ nó luôn hiển hiện một cách rõ ràng. Bất cứ một sự sự việc nào được gây ra bởi tính cố chấp thường khá tiêu cực.

Riêng trong việc học của trẻ, tính cố chấp thường là nguyên nhân ngăn cản các con tiếp thu các bài học và lý thuyết khoa học một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khi học tập với tư duy cố chấp, các con thường sẽ khăng khăng với ý kiến và cách làm của mình dù đó là đúng hay sai, không chịu thay đổi. Chỉ khi tự bản thân các con nhận ra mình sai, chúng mới sửa, tuy nhiên đây không phải một điều dễ dàng.

Cách giải quyết như thế nào?

Ngay từ bé, cha mẹ nên cố gắng cho con tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, hãy cho con tập cách tư duy đa chiều bằng cách đưa ra các câu hỏi lựa chọn hoặc câu hỏi tình huống để con tư duy và phân tích.

Cha mẹ không nên cố gắng ép buộc con mình làm theo một khuôn mẫu nào đó. Bởi lâu dần, chúng sẽ ép các con hình thành thói quen cố chấp trong mọi việc.

  1. Giải quyết vấn đề bằng cách định nghĩa lại

Giải quyết vấn đề bằng cách định nghĩa lại được hiểu là việc thay đổi nội dung, bản chất sự vật, vấn đề bằng một cách nghĩa hoàn toàn khác, thường theo chiều hướng có lợi cho bản thân.

Tác hại của việc giải quyết vấn đề bằng cách định nghĩa lại

Điều dễ nhận thấy, lỗi này làm cho các con dễ dàng hiểu sai bản chất của một vấn đề. Sẽ thật tai hại khi trong quá trình học, cùng một khái niệm in trong sách mô tả về hình chữ nhật là hình thang, các con lại hiểu thành tất cả hình thang là hình chữ nhật. Đây là một ví dụ điển hình cho tác hại của việc giải quyết vấn đề bằng cách định nghĩa lại thiếu sự cẩn thận và chính xác.

Cách giải quyết phù hợp

Cha mẹ nên cẩn thận hướng dẫn và giảng giải cho bé hiểu, trước khi tiến hành viết lại nội dung, kiến thức mới bằng lời văn, tư duy của mình, các con đã nắm rõ bản chất của vấn đề, để từ đó tránh cho các em có những nhận thức sai lầm.

  1. Lười biếng trong suy nghĩ

Không nên thường xuyên sử dụng công nghệ điện tử

Lười biếng trong suy nghĩ được hiểu là việc trẻ luôn dập khuôn theo một lối tư duy, lười tìm tòi những cách tư duy, sáng tạo khác. Biểu hiện rõ ràng cho lỗi này trong việc rèn luyện tư duy logic của trẻ, đó chính là việc làm đi làm lại một dạng bài với duy nhất một cách giải. Và thông thường, khi trẻ lười suy nghĩ, trẻ cũng sẽ không ngại tự giác học tập nếu như không được giao bài.

Tác hại của lười suy nghĩ

Lâu dần, việc này sẽ không chỉ làm trẻ trở nên tư duy một chiều, lối mòn. Chúng sẽ là nguyên nhân hàng đầu làm các em nản lòng nếu như không thể áp dụng những cách quen thuộc trong giải quyết vấn đề. Đồng nghĩa với việc này, lười biếng trong suy nghĩ sẽ làm giảm kết quả học tập, ngăn chặn việc tiếp thu và phát triển tư duy ở trẻ.

Vấn đề nên giải quyết ra sao?

Không còn điều gì có thể giúp các em thoát khỏi việc lười biếng bằng sự sát sao, quan tâm và động viên của cha mẹ, phụ huynh. Đồng thời, cha mẹ hãy luôn tạo môi trường và không gian cho con em mình có thể tư duy, học tập một cách lành mạnh và tích cực.

  1. Mãi mãi không thay đổi

Thực tế, không có điều gì là bất di bất dịch, mãi mãi không thay đổi. Ngay cả trong việc rèn luyện tư duy ở trẻ, quá trình học tập, trẻ sẽ được tiếp nhận rất nhiều kiến thức mới, và chúng là hệ thống quả của nhau. Không có điều gì là duy nhất, vì trải qua thời gian, chúng sẽ phát triển. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ đang gặp phải tình trạng tư duy cố chấp, cho rằng một vấn đề sẽ luôn cố định và không thay đổi.

Tác hại của việc không chịu thay đổi

Do việc cố chấp với suy nghĩ vấn đề mãi mãi không thay đổi, trẻ thường nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách chủ quan và một chiều. Điều này làm trẻ khó có thể phát triển tư duy một cách trọn vẹn, hiệu quả do không thể nghĩ rộng và khách quan được.

Cách giải quyết tình trạng này

Khi trẻ gặp phải tình trạng này, cha mẹ hãy từ từ phân tích mức độ mắc phải lỗi ở trẻ là cao hay thấp. Sau đó, cha mẹ hãy cùng bé phân tích một sự việc bé đang khăng khăng chúng không thay đổi, chỉ ra mặt bé chưa nhìn thấy một cách logic và hợp lý. Lâu dần, khi đã tích lũy đủ nhận thức, bé sẽ tự thoát khỏi lỗi này.

  1. Tư duy sai lệch thực tế

Tư duy hoàn toàn dựa trên kiến thức sách vở, không đi liền với thực tế sẽ chỉ làm trẻ trở nên xa vời với hiện thực. Ngày nay, xã hội phát triển rất nhanh trong khi kiến thức sách vở lại không được cập nhật kịp thời. Vì thế, không ít trẻ gặp phải trường hợp, trẻ có tư duy, tuy nhiên lại không gắn liền với thực tế, thậm chí sai lệch hẳn với xu hướng xã hội.

Tác hại của tư duy sai thực tế

Trẻ sẽ không thể nhận ra được tác hại của việc này, vì chúng còn quá nhỏ. Tuy nhiên, thực tế, việc này lâu dần sẽ làm biến trẻ trở nên mơ hồ, mông lung và không thực tế. Tệ hơn là chúng hoàn toàn không nhận thức được điều này.

Ngoài ra, việc tư duy sai lệch thực tế cũng sẽ khiến trẻ hiểu sai bản chất vấn đề, từ đó dẫn đến những cách giải quyết không tối ưu, không hiệu quả.

Cách giải quyết

Ngoài việc học tập lý thuyết sách vở, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con em mình được tiếp xúc nhiều vấn đề, nhiều môi trường khác nhau. Hãy tạo thói quen giúp con học tập một cách chủ động, đồng thời tạo mọi điều kiện giúp con luôn luôn kết hợp việc học và việc thực hành lý thuyết vào thực tế. Việc tìm ra từ ba cho đến năm vấn đề liên hệ thực tế ở mỗi một chủ đề học tập là cách rất tốt giúp uốn nắn, định hình việc tư duy phải đi kèm thực tế ở trẻ mà cha mẹ có thể áp dụng trong việc giảng dạy con cái tại nhà.

  1. Lời khuyên

Việc rèn luyện khả năng tư duy logic cần có quá trình và bắt đầu ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Bước quan trọng đầu tiên là phải rèn luyện cho trẻ có 1 bộ não khỏe mạnh. Điều này rất khó để thực hiện nếu không có phương pháp chuẩn. Một trong số những cách tốt nhất để phát triển não bộ toàn diện hiện nay chính là cho trẻ tham gia vào chương trình Số học trí tuệ thông minh IMA.

IMA là chương trình học dành riêng cho các em trong độ tuổi từ 4 – 14 tuổi, được khoa học chứng nhận giúp phát triển tư duy tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn này. Đây là chương trình giảng dạy số học nhằm giúp các em nhỏ phát triển trí tuệ một cách toàn diện thông qua việc bấm tính thành thạo các phép toán trên chiếc bàn tính quen thuộc.

Học tập cùng IMA giúp các bạn nhỏ có một bộ não khỏe mạnh do được tập luyện tính toán với bàn tính gảy hàng ngày, từ đó mà sức bền bộ não tăng, giúp các bạn nhỏ học được lâu hơn mà không bị mệt, tạo điều kiện cho việc học tập và phát triển hơn về sau.

Để các con có một phương pháp học tập đúng đắn, cha mẹ hãy tham khảo những thông tin trên đây trên đây và đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với con mình. Nếu quan tâm, cha mẹ có thể tham khảo phương pháp rèn luyện tư duy logic tại IMA Việt Nam thông qua website https://imavietnam.com và hotline 0973962456 để được tư vấn cụ thể hơn.



Bình Luận

0973 962 456