RÈN LUYỆN TƯ DUY TRỪU TƯỢNG DÀNH CHO TRẺ

RÈN LUYỆN TƯ DUY TRỪU TƯỢNG DÀNH CHO TRẺ

Nhiều cha mẹ thường cho rằng dạy trẻ rèn luyện tư duy trừu tượng từ bé là không cần thiết. Thế nhưng, cha mẹ lại không biết rằng não bộ của trẻ phát triển đến 75% trong giai đoạn từ 4 đến 14 tuổi.

1. Tư duy trừu tượng là gì?

Tư duy trừu tượng là dạng tư duy sẽ xuất hiện khi não bộ hoạt động và nhận ra được các mối quan hệ, nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng đã quan sát và ghi nhớ được.

Ví dụ như một bé trai đang chơi với một quả bóng, bé lỡ tay ném quả bóng lên cao, khiến quả bóng bị mắc kẹt lại không lấy được. Sau một hồi quan sát và suy nghĩ, bé lấy một cây sào ra chọc, khều cho quả bóng rơi xuống vì hôm trước bé vừa thấy mẹ làm điều tương tự. Đây chính là bằng chứng cho thấy bé đã sử dụng tư duy trừu tượng, nhận ra được sự tương đồng giữa tình huống đã từng xảy ra và tình huống hiện tại, từ đó mà tìm ra hướng giải quyết.

                    Ý tưởng sáng tạo luôn đòi hỏi tư duy trừu tượng phải tốt

2. Tại sao cần rèn luyện tư duy trừu tượng cho trẻ từ nhỏ?

Tư duy trừu tượng giúp não bộ của bé phát triển toàn diện lâu dài và nâng cao khả năng suy luận của trẻ.

2.1. Tư duy trừu tượng cần thiết trong cuộc sống

Trẻ cần được rèn luyện tư duy trừu tượng từ nhỏ vì tư duy trừu tượng rất cần thiết trong cuộc sống.

  • Tư duy trừu tượng giúp các em nhận ra bản chất, nắm bắt những mối liên hệ hoặc phát hiện ra tính quy luật, sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng xung quanh.

  • Chẳng hạn, nhờ có tư duy trừu tượng mà bé biết cần phải tìm một cái gì đó đủ dài để lấy được của bóng bị mắc ở ví dụ phía trên…

  • Khi bé có tư duy trừu tượng bé sẽ giải quyết được mọi việc cũng như mọi thắc mắc về vạn vật trong cuộc sống.

2.2. Sự phát triển của bộ não

Não bộ của bé sẽ phát triển theo từng giai đoạn, thời điểm khác nhau. Trong thực tế, mỗi đứa trẻ là một cá thể hoàn toàn độc lập và không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào. Mỗi trẻ sẽ có sự quan tâm và thích thú đặc biệt tới những thứ khác nhau, ví dụ như có em thích màu sắc, có em thích âm thanh. Cha mẹ không nên áp đặt trẻ trong tư duy, hãy trân trọng sự khác biệt của các em và để cho em phát triển một cách tự nhiên.

Qua thời gian, não bộ của trẻ sẽ có những phản ứng khác nhau. Nhưng chung quy lại, dần dần tư duy trừu tượng của bé sẽ được hình thành khi bé biết kết hợp cảm giác cùng với hình ảnh trong đầu hoặc những ghi nhớ có ý thức để hiểu các vật xung quanh đang hoạt động như thế nào. Từ đó, não bộ của bé cũng dần được hoàn thiện và phát triển cần bằng hơn.

                     Mỗi phần não bộ lại đảm nhiệm 1 chức năng khác nhau

2.3. Thời gian “vàng” để rèn luyện tư duy trừu tượng

Nói rèn luyện tư duy trừu tượng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vì đây là khoảng thời gian “vàng” để rèn luyện. Bởi những lý do sau:

  • Khi trẻ còn nhỏ, trẻ luôn tò mò khám phá và não bộ của trẻ không ngừng phát triển từng ngày.

  • Não của trẻ nhỏ như một trang giấy trắng, do đó nếu cha mẹ có định hướng rèn luyện từ sớm, để những kỹ năng và kiến thức đầu tiên trẻ thu nạp được chính xác và phù hợp, thì trẻ sẽ xây dựng được nền tảng tốt hơn về sau.

  • Tư duy trừu tượng bắt đầu hình thành khi trẻ ngoài 3 tuổi. Đây là khoảng thời điểm não bộ phát triển đến 75% tiềm năng của não bộ trưởng thành mà không thời điểm nào còn lại có thể có được.

                          Thời gian vàng để rèn luyện cho trẻ là từ 4 – 14 tuổi

2.4. Xu hướng phát triển suy nghĩ trừu tượng

Tư duy trừu tượng được hình thành ngay trong cuộc sống thường ngày. Trẻ có xu hướng phát triển suy nghĩ trừu tượng khi học được trong thói quen hàng ngày từ những người thân hay những người xung quanh. Từ việc quan sát những việc làm thực tế hàng ngày mà trong một hoàn cảnh khác, hiện tượng khác bé có thể dùng suy nghĩ trừu tượng để hoàn thiện việc cần làm.

Chẳng hạn, mẹ đưa cho bé một con búp bê và nói nó cần được chải tóc gọn gàng. Lúc này, bé sẽ chải tóc cho búp bê. Có thể thấy, bé đã quan sát và bắt chước mẹ chải tóc cho chính mình là từ kinh nghiệm thấy được, còn bé lấy lược chải tóc cho búp bê cần bé tư duy trừu tượng hơn việc chải cho bản thân.

3. Cha mẹ cần làm gì để rèn luyện tư duy trừu tượng cho con?

Nhận biết được tầm quan trọng của tư duy trừu tượng, cha mẹ nên dạy cho bé những phương pháp tư duy trừu tượng thực tế và thường được áp dụng ngay trong cuộc sống.

3.1. Luyện tập bộ não khỏe mạnh

Một bộ não khỏe mạnh chính là tiền đề để trẻ có được tư duy tốt và sắc sảo. Muốn bé có một bộ não khỏe mạnh, các bậc phụ huynh nên để con học tập, vui chơi trong một môi trường thoải mái và thú vị cũng như dành thời gian cho trẻ lựa chọn hoạt động yêu thích riêng thay vì áp đặt chúng.

Khi trẻ lớn hơn 1 chút, khoảng 4 tuổi trở lên, cha mẹ có thể tạo điều kiện để trẻ luyện tập não bộ bằng các phương pháp phù hợp, ví dụ như phương pháp: “Số học trí tuệ thông minh” IMA Việt Nam. IMA mang tới cho trẻ những bài luyện tập hàng ngày, tập gym cho não bộ, giúp não trẻ làm quen với tư duy, tư duy bền bỉ và chính xác hơn.

Phương pháp học IMA là một trong những bí kíp rèn luyện tư duy trừu tượng cho bé ngay từ nhỏ cực hiệu quả và đã được chứng nhận từ khoa học và được triển khai hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới.

Mục đích cao nhất của chương trình “Số học trí tuệ thông minh IMA” là giúp trẻ kết nối các nơ – ron thần kinh một cách tối ưu, từ đó kích hoạt sự phát triển đồng đều hai bán cầu não, phát triển tư duy một cách toàn diện, trẻ sẽ trở nên thông minh hơn, năng động, linh hoạt hơn.

Ngoài ra, với công cụ học tập là hình ảnh hạt bàn tính và các con số toán học, sẽ rèn luyện cho học sinh nâng cao các khả năng: Tập trung, quan sát, ghi nhớ, hình dung tưởng tượng và có thể tính toán một cách siêu tốc. Từ đó giúp quá trình tiếp thu kiến thức cũng như kĩ năng sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn trong quá trình học tập và cuộc sống. Đây chính là hiệu quả tốt nhất mà IMA hướng tới cho tất cả các học viên

3.2. Khuyến khích trẻ làm cùng việc nhà

Nhằm giúp bé rèn luyện được tư duy trừu tượng, các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ làm cùng việc nhà với mình. Một ngày, các bậc cha mẹ phải làm nhiều công việc trong nhà như:

quét nhà, lau bàn, nấu cơm…Hãy để trẻ cùng làm những công việc này để trẻ xây dựng những suy nghĩ riêng. Theo đó, trẻ có thể sẽ có các cách làm khác với mình nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc.

               Bố mẹ cùng trẻ làm việc nhà kích thích sự phát triển não bộ

3.3. Khuyến khích bé đặt câu hỏi

Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên khuyến khích bé đặt thật nhiều câu hỏi để bé có thể khám phá ra được những bản chất, quy luật của vấn đề và có những suy luận, tư duy trừu tượng riêng.

Cha mẹ có thể đặt các đồ vật, đồ chơi khác nhau về chất liệu, màu sắc, trọng lượng vào một chiếc rổ cho trẻ khám phá và đặt ra nhiều câu hỏi nhằm thỏa mãn trí tò mò, muốn hiểu biết của bé, hoặc cha mẹ có thể cho bé tiếp xúc với nhiều vật dụng lạ để kích thích bé hỏi chúng được dùng để làm gì, sử dụng như thế nào…

Cha mẹ nên kiên trì và dành nhiều thời gian quan tâm, sát sao với con, từ từ từng bước giúp con rèn luyện tư duy trừu tượng, chứ không nên hối thúc, dồn ép mà dễ khiến con bị áp lực, stress sớm và chán nản với việc tư duy.

————————————————-

TÌM HIỂU THÊM VỀ IMA VIỆT NAM:
▶️ Tham khảo chương trình: https://imavietnam.com/hoi-dap/
▶️ Truyền hình nói về IMA: https://bitly.com.vn/3YQhf
▶️ Chuyên gia nói gì về IMA: https://bitly.com.vn/EybU3
▶️ Phụ huynh và học sinh nói về IMA: https://bitly.com.vn/5WspL



Bình Luận

0973 962 456